Lịch sử Điện ảnh Thái Lan

Những bộ phim đầu

Auguste và Louis Lumière đã có một triển lãm phim lưu diễn tại Đông Nam Á vào năm 1894 và vào ngày 9 tháng 6 năm 1897, "nhà quay phim tuyệt vời ở Paris" ("the wonderful Parisian cinematograph") đã được chiếu ở Bangkok, và là buổi chiếu phim đầu tiên được biết đến ở Thái Lan.[5]

Cùng năm đó, bộ phim về chuyến thăm châu Âu của nhà vua Chulalongkorn đã được đưa trở lại Thái Lan, cùng với thiết bị máy ảnh được mua lại bởi anh trai của nhà vua là hoàng tử Thongthaem Sambassatra (tiếng Thái: พระองค์เจ้าทองแถมถวัลยวงศ์ กรมหลวงสรรพสาตรศุภกิจ). Ông được coi là "cha đẻ của điện ảnh Thái Lan" khi đã làm nhiều bộ phim và tác phẩm của ông được trình chiếu thương mại.[6]

Doanh nhân Nhật Bản đã mở rạp chiếu phim dài hạn đầu tiên "The Japanese Cinematograph" vào năm 1905. Các bộ phim Nhật Bản nổi tiếng đến mức nang yipun trở thành thuật ngữ chung cho tất cả các phim điện ảnh. Các bộ phim châu Âu và châu Mỹ từng được gọi là nang farang (sau nang yai (các vở múa rối bóng) là một nghệ thuật truyền thống của Thái Lan).[7]

Dưới quyền của một gia đình hoàng gia khác là hoàng tử Kamphangphet, ban sản xuất phim thời sự của Đường sắt quốc gia Thái Lan đã được thành lập. Ban này đã sản xuất nhiều phim tài liệu quảng cáo cho ngành đường sắt và các cơ quan chính phủ khác và trở thành nơi đào tạo quan trọng cho nhiều nhà làm phim.[8] Một trong những tác phẩm đầu tiên làSam Poi Luang: Great Celebration in the North (tiếng Thái: สามปอยหลวง), là vở kịch dựa trên tình huống có thật đã trở thành hit tại thời điểm phát hành vào năm 1940.[9]

Một trong những bộ phim đầu tiên của Thái Lan là Nang Sao Suwan hay Miss Suwanna of Siam, là bộ phim Hollywood hợp tác với ban sản xuất phim thời sự, trong đó đạo diễn và viết kịch bản là người Mỹ gốc Canada Henry MacRae. Phim được công chiếu vào ngày 22 tháng 6 năm 1923 tại Bangkok tại Phathanakorn Cinematograph. Không may, Miss Suwanna đã bị mất trong những năm qua, hiện chỉ còn lại một vài bức ảnh.[10][11]

Bộ phim đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bởi người Thái là Chok Sorng Chan (Double Luck), sản xuất bởi công ty Bangkok Film Company của anh em Wasuwat vào năm 1927 và được đạo diễn bởi Manit Wasuwat (tiếng Thái: มานิต วสุวัต). Cùng năm đó, công ty phim Tai Phapphayon Thai Company đã sản xuất bộ phim Mai Khit Loei (Unexpected).[9]

Mười bảy bộ phim được thực hiện từ năm 1927 đến 1932, nhưng chỉ còn những đoạn phim nhỏ còn sót lại, chẳng hạn như cuộc rượt đuổi xe hơi dài một phút trong Chok Song Chan[12] hoặc một trận đấu quyền anh hai đến ba phút trong Khrai Di Khrai Dai (None But the Brave).[13]

Hollywood cũng sẽ làm phim ở Siam trong thời gian này, bao gồm phim tài liệu, Chang của Merian C. CooperErnest B. Schoedsack, kể về một người nông dân nghèo đang vật lộn để kiếm sống trong rừng.[14] Khi thực hiện bộ phim, họ được hoàng tử Yugala Dighambara, ông nội của nhà làm phim hiện đại Chatrichalerm Yukol đã hỗ trợ.

Robert Kerr, người từng làm trợ lý đạo diễn cho Henry MacRae trong Miss Suwanna trở lại Siam vào năm 1928 để chỉ đạo bộ phim của riêng mình The White Rose. Bộ phim được công chiếu ở Bangkok vào tháng 9 năm 1928.[11]

Thời kỳ hoàng kim

Đến năm 1928, bộ "phim nói" đầu tiên du nhập vào Thái Lan, gây ra sự cạnh tranh nặng nề với các phim câm của nước nhà. Theo truyền thống benshi tại Nhật Bản, các rạp chiếu phim địa phương đã có những người kể chuyện giải trí để giới thiệu các bộ phim cũng như các dàn nhạc truyền thống Thái Lan cùng với các các bộ phim làm hài lòng nhiều khán giả và chỉ trong vòng hai hoặc ba năm, các phim câm đã phải nhường chỗ cho những bộ phim nói.

Bộ phim nói Thái Lan đầu tiên là Long Thang (Gone Astray), sản xuất bởi anh em Wasuwat và công chiếu vào ngày 1 tháng 4 năm 1932. Được coi là một bộ phim tư tưởng trong thời kỳ cải cách chính trị, bộ phim đã chứng tỏ một thành công lớn và góp phần xây dựng nên công ty Sri Krung Talkie Film Company ở Bang Kapi.[15] Hãng sản xuất ba đến bốn phim trong một năm.

Năm 1933, Sri Krung sản xuất bộ phim màu đầu tiên Grandpa Som's Treasure (Pu Som Fao Sap).

Thời kỳ này cho đến năm 1942 được các học giả coi là "Thời đại hoàng kim" cho phim Thái Lan.

Một trong những bộ phim đình đám của thời kỳ này là phim ca nhạc 1938 Klua Mia (Wife-phobia) của hãng phim Srikrung. Bộ phim được quay bằng bản màu của phim 35mm. Các ngôi sao là Chamras Suwakhon và Manee Sumonnat, những diễn viên Thái Lan đầu tiên được công nhận là ngôi sao điện ảnh bằng viện có tên được sơn lên ghế khi quay tại trường quay.[16]

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, đất nước bị lãnh đạo bởi chế độ độc tài dưới sự thống trị của Nguyên soái Plaek Pibulsonggram đã bị ép buộc phục vụ để làm phim tuyên truyền để đánh bại chủ nghĩa dân tộc.

Chính trị đối lập cũng dấn thân vào con đường làm phim, với chính khách Pridi Phanomyong sản xuất bộ phim King of the White Elephant năm 1940. Với tất cả các cuộc đối thoại bằng tiếng Anh, Pridi hy vọng gửi một thông điệp đến thế giới bên ngoài rằng ông không hài lòng với định hướng quân phiệt mà đất nước đang thực hiện. Bộ phim mô tả câu chuyện về một vị vua Siam cổ đại, người chỉ tham chiến sau khi bị tấn công.

Phim lồng tiếng

Sự ra đời của âm thanh đã đặt ra một vấn đề khác cho điện ảnh Thái Lan: ngôn ngữ của những bộ phim nói. Không lâu sau, phương pháp lồng tiếng phát triển trong đó một người lồng tiếng sẽ cho ra một bản dịch đồng thời của đoạn hội thoại bằng cách nói tiếng Thái vào micrô ở phía sau rạp phim. Người lồng tiếng đầu tiên của Thái là Sin Sibunruang hay "Tit Khiaw", làm việc cho Siam Film Company và là biên tập viên của tạp chí điện ảnh của công ty. Tit Khiaw và các nhà lồng tiếng tài năng khác đã trở thành ngôi sao theo cách riêng của họ. Họ sẽ thực hiện tất cả các vai diễn trong các bộ phim, cả nam và nữ, cũng như các hiệu ứng âm thanh như tiếng động vật, xe hơi và tiếng súng.[17]

Ngoài ra, có những công ty điện ảnh không đủ khả năng làm phim nói có ý định sẽ lồng tiếng tại các buổi chiếu bởi các diễn viên trực tiếp đọc từ kịch bản. Những bộ phim lồng tiếng này được chứng minh phổ biến như những bộ phim nói, đặc biệt là nếu người lồng tiếng có sự nổi tiếng nhất định.

Do phim 16 mm được sử dụng rộng rãi vào những năm 1970, kỹ thuật này đã tồn tại cho đến những năm gần đây, đặc biệt là cho các màn chiếu phim ngoài trời tại các hội chợ chùa ở khu vực nông thôn. Dẫn chứng cho thấy sự xuất hiện của diễn viên lồng tiếng trong các bộ phim Thái hiện đại có thể kể đến là Monrak Transistor (2000) và Bangkok Loco (2004).[17]

Những năm sau chiến tranh: Kỷ nguyên 16-mm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc làm phim đã được tiến hành một lần nữa ở Thái Lan bằng cách sử dụng những thước phim đen trắng 16 mm còn dư từ sản xuất phim thời sự vào thời chiến.

Có ít nhất hai bộ phim Thái Lan được sản xuất vào năm 1946. Đó là phim hành động Chai Chatree (Brave Men), đạo diễn bởi cụ nhà báo và nhà làm phim Chalerm Sawetanant. Kịch bản của nhà văn Malai Chupinij, người sau này tiếp tục viết kịch bản cho các bộ phim khác của thời này, bao gồm Chao Fah Din Salai (Till Death Do Us Part). Bộ phim đáng chú ý khác của hãng National Film Archive sản xuất năm 1946 được chuyển thể từ truyện cổ, Chon Kawao (The Village of Chon Kawao).[18]

Tuy nhiên, sự bùng nổ trong lĩnh vực điện ảnh sau chiến tranh thực sự đã diễn ra, khi phim đảo ngược màu 16 mm dễ dàng có được và làm phim được sử dụng. Những bộ phim có màu sắc sống động cũng được khán giả yêu thích, khiến hàng chục nhà làm phim mới tham gia kinh doanh..[19]

Tương tự như lồng tiếng các bộ phim trong những năm trước chiến tranh, một số phim này đã có các nhà lồng tiếng cung cấp lời thoại và hiệu ứng âm thanh khi bộ phim đang chiếi, làm tăng thêm giá trị giải trí của các bộ phim. Từ năm 1947 đến năm 1972, 16 mm là tiêu chuẩn công nghiệp cho sản xuất phim Thái Lan.[19]

Cú đột phá đầu tiên của kỷ nguyên này Suparb Burut Sua Thai (Thai Gentlemen Fighters) vào năm 1949 vượt xa các bộ phim Hollywood tại phòng vé địa phương. Thành công đó đã thúc đẩy sự nhiệt tình hơn cho việc làm phim, tạo ra "thời hoàng kim" thứ hai của điện ảnh Thái Lan.[20]

Chuyển đổi qua phim 35 mm

Ở đỉnh cao của kỷ nguyên 16 mm, nhà quay phim và đạo diễn Rattana Pestonji đã tìm cách sử dụng phim 35mm và nói chung là cải thiện chất lượng nghệ thuật của phim Thái Lan. Hầu hết các bộ phim của ông được coi là kiệt tác ngày nay bao gồm Santi-Weena, là bộ phim Thái đầu tiên ứng cử cho các giải thưởng quốc tế, tại Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương 1954 ở TokyoBlack Silk sản xuất năm 1961 là bộ phim Thái Lan đầu tiên tham dự Liên hoan phim quốc tế Berlin.

Mặc dù Rattana làm khá ít phim, ông đã làm việc không ngừng để thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh và qua đời vào năm 1970 khi ông đang phát biểu trước các quan chức chính phủ về việc thành lập một công ty điện ảnh quốc gia.

Thập niên 1970 và 1980

Thái Lan chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim được sản xuất tại địa phương trong những năm 1970 sau khi chính phủ Thái Lan đánh thuế nặng nề đối với các bộ phim nhập khẩu vào năm 1977, dẫn đến việc các hãng phim Hollywood tẩy chay Thái Lan. Để bắt kịp nhịp độ, Thái Lan đã tự làm 150 bộ phim vào năm 1978. Nhiều bộ phim trong số này là những bộ phim hành động tầm thường và bị các nhà phê bình và học giả chế giễu là "nam nao" (tiếng Thái: น้ำเหม็น) hay "nước bốc mùi".

Dù vậy những bộ phim nhận thức về xã hội cũng được thực hiện, đặc biệt bởi Hoàng tử Chatrichalerm Yukol, là một nhà làm phim từng theo học Hoa Kỳ và là thành viên của gia đình Hoàng gia Thái Lan - gia đình đã tham gia làm phim từ khi ngành công nghiệp bắt đầu nước Thái Lan. Trong số những bộ phim của Chatrichalerm trong những năm 1970 có Khao Chue Karn (Dr. Karn), đã chỉ ra nạn tham nhũng trong công vụ Thái Lan và gần như bị cấm bởi chế độ thống trị quân sự của Thanom Kittikachorn. Chatrichalerm còn thực hiện bộ phim Hotel Angel (Thep Thida Rong Raem), về một phụ nữ trẻ bị mắc kẹt trong cuộc sống mại dâm. Ông đã thực hiện hàng chục bộ phim dọc theo những dòng ý thức xã hội trong suốt những năm 1990, hiện thực hóa khúc hùng ca lịch sử hùng tráng The Legend of Suriyothai của ông vào năm 2001.

Một nhà làm phim khác trong thời gian này Vichit Kounavudhi, người góp phần cho ra các bộ phim hành động cũng như các tác phẩm có tính nhận thức về xã hội cao hơn như First Wife, nói về phong tục đàn ông lấy "vợ thứ hai" hay "mia noi" – uyển ngữ cho tình nhân. Vichit còn thực hiện bộ phim Her Name is Boonrawd (1985), nói về nạn mại dâm xung quanh một căn cứ không quân của quân đội Hoa Kỳ trong thời kì Chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Vichit là hai bộ phim bán tài liệu Mountain People (Khon Phukao), kể về một câu chuyện phiêu lưu về một cặp vợ chồng trẻ bộ lạc đồi và Look Isan (Son of the Northeast), về một gia đình nông dân sinh sống ở Isan vào những năm 1930.

Cũng vào năm 1985, đạo diễn Euthana Mukdasanit đã thực hiện bộ phim Pee Seua lae Dawkmai (Butterfly and Flowers), nhấn mạnh những khó khăn dọc biên giới Nam Thái Lan. Bộ phim không chỉ giúp phơi bày những người Thái ở thành thị tại khu vực nghèo khổ, bộ phim đã phá vỡ mọi khuôn khổ trong việc miêu tả mối quan hệ Phật giáo - Hồi giáo. Phim đã giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Hawaii.

Làn sóng mới

Đến năm 1981, các hãng phim Hollywood gửi phim đến Thái Lan trở lại. Bên cạnh đó, truyền hình là một phần phát triển trong văn hóa Thái Lan. Đây là thời kỳ tuột dốc đối với ngành công nghiệp điện ảnh Thái Lan và đến giữa thập niên 1990, sản lượng của hãng phim đạt trung bình khoảng 10 phim mỗi năm.[21]

Trước sự kiện khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ba giám đốc của phim quảng cáoNonzee Nimibutr, Pen-Ek RatanaruangWisit Sasanatieng – đã suy nghĩ những bộ phim cần phải mang tính nghệ thuật hơn để thu hút các nhà đầu tư và khán giả.

Bước đột phá đầu tiên diễn ra vào năm 1997, với bộ phim về chủ đề tội phạm của Nonzee, Dang Bireley's and Young Gangsters (2499 Antapan Krong Muang) thu được doanh thu phòng vé kỷ lục hơn 75 triệu baht. Cũng trong năm 1997, Pen-Ek's bộ phim hài cùng chủ đề Fun Bar Karaoke được chọn để phát tại Liên hoan phim Berlin - lần đầu tiên sau hai mươi năm, điện ảnh Thái Lan có sự hiện diện tại sự kiện quốc tế.[21]

Bộ phim tiếp theo của Nonzee là câu chuyện ma Nang Nak, thậm chí còn đạt thành công lớn hơn khi kiếm được 149,6 triệu baht, trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất vào thời điểm đó.

Wisit, người đã viết kịch bản cho Dang Bireley và Nang Nak, bật lên với tác phẩm Tears of the Black Tiger, là sự tôn sùng phim Viễn Tây siêu thực với những bộ phim hành động Thái Lan những năm 1960 và 70. Đó là bộ phim đầu tiên được đưa vào chương trình tại Liên hoan phim Cannes.

Ngoài ra còn có anh em Pang là người Hong Kong, đến Thái Lan để làm phim thời đại, khởi đầu với Bangkok Dangerousphim kinh dị Nhật Bản The Eye.[22]

Phim indie Thái Lan

Với Làn sóng mới, các đạo diễn đạt được thành công về thương mại và nghệ thuật, một loạt các nhà làm phim mới đã phát triển không qua các hệ thống hãng phim truyền thống và thường bị hạn chế của Thái Lan, tạo ra các bộ phim ngắn và các thử nghiệm.[23]

Dẫn đầu phong trào làm phim indie là Apichatpong Weerasethakul, với bộ phim thử nghiệm Blissfully Yours năm 2002 thắng giải Un Certain Regard tại Liên hoan phim Cannes. Với một cảnh quan hệ nhạy cảm khi một người đàn ông Miến Điện và một người phụ nữ Thái trong rừng, bộ phim chỉ được chiếu theo các suất chiếu giới hạn ở Thái Lan và DVD phát hành tại Thái của bộ phim bị kiểm duyệt. Bộ phim tiếp thoe của Apichatpong, Tropical Malady, kể về mối tình đồng tính giữa một người lính quân đội và một anh chàng nhà quê, chiến thắng giải thưởng của ban giám khảo tại Cannes. Phim chỉ được chiếu giới hạn ở Thái Lan.

Các đạo diễn indie khác là Aditya Assarat (Wonderful Town), Anocha Suwichakornpong (Mundane History), Pimpaka Towira (One Night Husband), Thunska Pansittivorakul (Voodoo Girls), Sivaroj Kongsakul (Eternity), Wichanon Somumjarn (In April the Following Year, There Was a Fire) và Nawapol Thamrongrattanarit (36).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện ảnh Thái Lan http://www.archival.com.au/pdfsr/East%20of%20the%2... http://wwwlib.murdoch.edu.au/adt/pubfiles/adt-MU20... http://www.bangkokpost.com/030806_Outlook/03Aug200... http://www.bangkokpost.com/131006_Realtime/13Oct20... http://celinejulie.blogspot.com/2007/04/syndromes-... http://diedangerdiediekill.blogspot.com/2011/06/gh... http://www.boxofficemojo.com/intl/thailand/ http://www.brns.com/ http://www.brns.com/thaifilms/pages/thaireviews.ht... http://www.combustiblecelluloid.com/classic/chang....